Diễn đàn trường THPT Hoằng Hóa II
Chào mừng bạn đến với

Diễn đàn trường THPT HOẰNG HÓA 2


Tên miền được sử dụng chính thức là thpthoanghoa2.net

Diễn đàn trường THPT Hoằng Hóa II
Chào mừng bạn đến với

Diễn đàn trường THPT HOẰNG HÓA 2


Tên miền được sử dụng chính thức là thpthoanghoa2.net

Chọn trường vừa sức! 9101010
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

:: Quên mật khẩu ::



Share|

Chọn trường vừa sức!Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Chọn trường vừa sức! I_icon_minitime13/1/2011, 22:19
lionking
lionking
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Giới tính : Nam
Khóa học : 06-09
Tổng số bài gửi : 198
Được cảm ơn : 62
Birthday : 21/08/1991
Công việc : student

Bài gửiTiêu đề: Chọn trường vừa sức!

Dựa trên kết quả học tập bậc THPT, thí sinh có thể tự xác định nên đi theo hướng nào, đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hay CĐ nghề, trung cấp, đồng thời nhận diện những điểm yếu cần cải thiện để đạt được mục tiêu.
Chọn trường vừa sức! ImageHandler
TS Lê Thị Thanh Mai tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Tuổi Trẻ tổ chức. Ảnh: Như Hùng( Tuổi Trẻ).

Hằng năm có trên hai triệu lượt thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, khoảng 70% trong số đó đến dự thi. Số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên từ 32 - 34% (khoảng 70% là học sinh tốt nghiệp năm 2010). Trung bình, cứ 100 thí sinh tự do (tốt nghiệp từ năm 2009 trở về trước) chỉ 30% thí sinh có điểm thi đạt từ điểm sàn trở lên.

Điều này cho thấy những thí sinh thi đến lần thứ hai, thứ ba thường đạt kết quả không cao. Vì vậy, nếu biết tự lượng sức mình, thí sinh có nhiều hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, nếu năm 2009, cả nước có khoảng 4.200 ngành tuyển sinh ở trình độ ĐH, CĐ thì năm 2010 con số này đã là 4.500. Số cơ sở đào tạo ĐH, CĐ từ 422 vào năm 2009, sang năm 2010 cũng tăng lên 434. Tính cả các phân hiệu, con số này có thể sẽ cao hơn. Số cơ sở đào tạo, số ngành học tăng lên, cơ hội lựa chọn ngành của thí sinh cũng tăng.

Đồng thời đó cũng là thách thức đối với thí sinh, vì ngoài những khác biệt về chương trình, cơ sở, phương pháp, mỗi cơ sở đào tạo có điểm chuẩn khác nhau. Vì vậy, bên cạnh xác định sở thích nghề nghiệp, thí sinh phải cân nhắc đến sức học của mình khi chọn ngành, trường.

Thí sinh có thể tự nhận biết khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi, theo các bước sau:

Kết quả thi tuyển sinh ĐH năm 2010 theo khối thi

Chọn trường vừa sức! NewPicture2-7

Bước 1 - Xác định khối thi nổi trội nhất

Kỳ thi tuyển sinh ĐH có các khối thi A, B, C, D với các môn thi tương ứng: toán, lý, hóa; toán, hóa, sinh; văn, sử, địa; toán, văn, ngoại ngữ. Căn cứ kết quả học tập ở THPT của các môn nói trên, thí sinh có thể tự xác định hai khối thi nổi trội nhất.

Để xác định, đầu tiên thí sinh phải tính điểm trung bình (ĐTB) từng môn trong mỗi khối thi bằng cách cộng ĐTB năm học của từng môn ở cả ba năm lớp 10, 11 và 12. Trong đó, do đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, nên điểm của lớp 12 cần được xem xét quan trọng hơn bằng cách nhân hệ số.

Nếu thí sinh chọn hệ số 2 cho điểm của lớp 12, khi tính ĐTB năm học của một môn nào, các bạn sẽ lấy tổng điểm của môn đó (sau khi đã nhân hệ số 2 cho điểm năm lớp 12) chia cho 4. Cộng ĐTB ba môn bạn sẽ được điểm học tập của khối.

Ví dụ ĐTB môn toán = (ĐTB năm học môn toán lớp 10 + ĐTB năm học môn toán lớp 11 + ĐTB năm học môn toán lớp 12x2)/4. ĐTB môn toán: (9,7+9,0+8,9×2)/4 = 9,1; ĐTB môn hóa: (8,4+8,0+8,3×2)/4 = 8,3; ĐTB môn sinh: (8,0+8,4+8,0×2)/4 = 8,1. Như vậy, điểm học tập khối B sẽ là: 9,1+8,3+8,1 = 25,5 điểm.

Bước 2 - Xác định khả năng

Bạn có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh (của khối thi tương ứng), gọi tắt là hệ số T. Thông thường, hệ số T sẽ lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Hệ số T phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ của học sinh, nội dung đề thi, tâm lý của người làm bài thi...

Do vậy, thí sinh có thể tự ước đoán hệ số T hoặc tính hệ số T của mình thông qua việc giải đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà thí sinh dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật.

Chẳng hạn, khối A, B là hai khối mà thí sinh có ĐTB khối cao nhất, bạn sẽ tính hệ số T của hai khối này bằng cách lấy kết quả làm bài của ba môn thi chia cho 30 (công thức: TA = (kết quả làm bài thi môn toán + môn lý + môn hóa)/30 hoặc TB= (kết quả làm bài thi môn toán + môn sinh + môn hóa)/30).

Ví dụ, bạn thử làm đề thi tuyển sinh năm 2009 của ba môn khối B là 21 điểm, nghĩa là hệ số T khối B của bạn sẽ là: 21/30=0,7.

Bước 3 - Ước đoán kết quả thi ĐH

Kết quả thi tuyển sinh ĐH năm 2010 theo năm tốt nghiệp

Chọn trường vừa sức! NewPicture-19

Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, hệ số T, thí sinh bắt đầu tính toán mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Cách tính dựa trên công thức: điểm học tập của khối thi nhân với T.

Ví dụ, với điểm học tập khối B của bạn là 25,5 điểm và hệ số T là 0,7, điểm ước đạt của bạn 25,5 x 0,7 = 17,8 điểm.

Tiếp theo, thí sinh tìm những ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp và có điểm chuẩn phù hợp với mức điểm ước đạt của mình, lưu ý thêm các thông tin về ĐTB của các thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên theo khối ở các trường có tổ chức thi; lưu ý về ngành, nơi đào tạo, vị trí việc làm, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi.

Như vậy biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.






Theo Tuổi Trẻ







Chọn trường vừa sức!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Lớp Học :: Tin tức giáo dục-

 
Diễn đàn Trường THPT Hoằng Hóa II
Địa chỉ : Hoằng Kim , huyện Hoằng Hóa , tỉnh Thanh Hóa,Việt Nam.

Power by : PHPBB2 | Style: VBB 3.8
Được xây dựng và phát triển bởi BQT và thành viên diễn đàn!
hoanghoa2
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất